[CBZ] Máy in cũng như nhiều thiết bị công nghệ khác cũng có nhiều loại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm nhiểu xem các loại máy in hay sử dụng công nghệ nào nhất nhé.
Những công nghệ phổ biến dùng trong máy in có thể kể ra:
- Công nghệ in Laser
- Công nghệ in Phun
- Công nghệ in Kim
- Công nghệ in Nhiệt
- …
Công nghệ in Kim
Máy in kim sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực lên trang giấy cần in. Máy in kim đã trở thành lạc hậu do các nhược điểm: In rất chậm, độ phân giải của bản in rất thấp (chỉ in được thể loại chữ, không thể in được tranh ảnh) và khi làm việc chúng rất ồn.
Máy in kim là một thiết bị chuyên dùng để in hóa đơn, được nhiều doanh nghiệp mua về sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Bởi sự hoạt động bền bỉ và độ bền của máy vượt trội hơn hẳn so với các dòng máy khác.
Tuy nhiên trong quá trình sữ nhiều khách hàng đã vô ý làm hỏng chiếc máy in của mình bởi không am hiểu về nguyên tắc hoạt động của máy.
Ngày nay máy in kim chỉ còn xuất hiện tại các cửa hàng, siêu thị để in các hoá đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản in chi phí thấp.
>> Xem các loại máy in kim phổ biến nhất
Công nghệ in Phun (inkjet)
In phun là một kỹ thuật in trực tiếp mà các khuôn in không cần phải tiếp xúc với bề mặt in, chúng sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua phần đầu in mà đầu in sẽ di chuyển liên tục trên băng truyền cho đến khi quá trình in ấn hình ảnh được hoàn thành. Máy in phun là loại máy in được sử dụng phổ biến nhất bao gồm cả những máy nhỏ giá rẻ đến các máy chuyên nghiệp đắt tiền.
Khái niệm in phun bắt nguồn từ thế kỷ 20. Công nghệ này được phát triển rộng rãi lần đầu tiên vào những năm 1950. Bắt đầu từ cuối những năm 1970, các máy in phun có thể in hình ảnh kỹ thuật số đã được phát triển chủ yếu bởi Epson, Hewlett- Packard (HP) và Canon.
>> Xem các loại máy in phun phổ biến nhất
Công nghệ in Laser
Đứng đầu về “kinh tế” thường vẫn là in laser vì chi phí cho bản in thấp. Tuy nhiên giá mua mới của một toner mực laser khá cao, lên đến cả trăm USD là chuyện thường. Các nhà sản xuất cho biết, thường thì một toner mực in laser có thể in đến cả ngàn trang với diện tích phủ mực tương đối. Máy in laser có đặc điểm rất “dễ chịu” với các loại giấy và không có những đòi hỏi “cầu kỳ” như máy in phun. Vì vậy tính ra chi phí cho mỗi bản in rất thấp, chỉ khoảng vài trăm đồng/trang A4. Đối với laser màu, chi phí sẽ cao hơn laser đơn sắc nhưng lại thấp hơn in phun.
>> Xem các loại máy in laser phổ biến nhất
Công nghệ in Nhiệt
Ngoài 3 công nghệ in phổ biến được đề cập bên trên. Một công nghệ in cũng khá phổ biến đó là in Nhiệt. Máy in văn phòng thường sử dụng công nghệ in laser và in phun mực. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp thiết bị bán hàng, công nghệ máy in có hai sự lựa chọn phổ biến khác mà hầu hết người mới chưa biết đến. Các lựa chọn cho máy in hóa đơn đó là in nhiệt và in kim. Máy in kim có lẽ chúng ta đã nghe nhiều, nhưng máy in nhiệt là gì?
Máy in nhiệt có lẽ là gần như luôn luôn là sự lựa chọn rõ ràng cho tất cả các cửa hàng bán lẻ đặc biệt là các cửa hàng có nhịp độ thanh toán nhanh và hoạt động dưới điều kiện nhiệt độ bình thường. Máy in hóa đơn nhiệt in bằng cách đốt giấy với đầu in nóng, sử dụng một loại giấy in nhiệt đặc biệt. Nếu điều kiện nhiệt độ nơi bạn làm việc khá cao, phù hợp hơn sẽ là máy in kim.
Trong một nhà hàng, ở quầy thanh toán có một máy in hóa đơn nhiệt để in hóa đơn với tốc độ nhanh chóng, yên tĩnh, độ nét cao và trong nhà bếp có một máy in hóa đơn kim để chống lại cái nóng và độ ẩm của môi trường khắc nghiệt này.
>> Xem các loại máy in nhiệt phổ biến nhất
Các loại máy in trên thị trường hiện nay đa số do các hãng Toshiba, Citizen, Ring, TSC, Intermec, Zebra, Datamax, Printronic, Avery Dennison, Fargo, Star, Wincor Nixdorf, Epson, Extech, Onell, HP, Samsung, Brother… sản xuất với các chủng loại: máy in kim, máy in nhiệt, máy in phun và máy in laser…
Với sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp in ấn cùng với đó là nhu cầu với máy in ngày càng cao của bộ phận người dùng. Máy in laser là một trong những thiết bị in phổ biến nhất hiện nay. Máy có khả năng in rất nhanh và hiệu quả cao nên được ứng dụng nhiều trong in ấn tài liệu học tập, các tài liệu trong văn phòng.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong các công nghệ phổ biến dùng trong máy in rồi nhé!